Tin tức

Thuốc giảm đau xương khớp có mấy loại?

Ngày 12/05/2023
Tham vấn y khoa:BSCKI. Vũ Thanh Tuấn
Thuốc giảm đau xương khớp được ứng dụng phổ biến trong việc kiểm soát các cơn đau và cải thiện các bệnh lý về xương khớp. Có nhiều nhóm thuốc giảm đau xương khớp và mỗi nhóm lại có tác dụng khác nhau. Tuy nhiên nếu không dùng các thuốc này đúng cách và sai liều, rất có thể chúng sẽ gây ra nhiều phản ứng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.

1. Phân loại các nhóm thuốc giảm đau xương khớp

1.1. Thuốc giảm đau Paracetamol

Thuốc Paracetamol thuộc nhóm các thuốc giảm đau không kê đơn, có thể dùng được cho các trường hợp đau đầu, hạ sốt, giảm đau nhứcxương khớp. Tuy nhiên thuốc chỉ có tác dụng đối với tình trạng đau từ nhẹ đến vừa, không hiệu quả nhiều với viêm sưng khớp cơ.

Paracetamol được dùng phổ biến trong giảm đau, hạ sốt

Paracetamol được dùng phổ biến trong giảm đau, hạ sốt

1.2. Thuốc chống viêm nhóm Corticoid

Nhóm corticoid có tác dụng giảm đau nhanh chóng nhưng cần phải tăng liều lượng trong thời gian dài mới có thể đem lại hiệu quả. Corticoid được bào chế theo dạng thuốc đường uống hoặc có thể tiêm vào khớp để giúp giảm thiểu cảm giác đau nhức.

1.3. Thuốc kháng viêm không chứa steroid (NSAID)

Nhóm thuốc này bao gồm celecoxib, ibuprofen, diclofenac giúp kháng viêm và giảm đau rất tốt. Thuốc có thể dùng thay thế cho paracetamol trong trường hợp bệnh nhân không đáp ứng thuốc này.

1.4. Thuốc giãn cơ

Bệnh nhân bị đau nhức xương khớp, kèm theo đó là các triệu chứng khác như sưng phù, căng cơ do chấn thương và dùng thuốc nhóm NSAID không hiệu quả cũng có thể sử dụng thuốc giãn cơ. Các loại thuốc phổ biến thuộc nhóm này bao gồm Metaxalone, Cyclobenzaprine,...

1.5. Thuốc giảm đau gây nghiện (liều đơn lẻ)

Đây là những thuốc có tác dụng giảm đau nhức xương khớp, phù hợp cho những cơn đau mức độ trung bình tới nặng. Thuốc có thể tác động đến đường truyền thần kinh một cách hiệu quả. Tuy nhiên bác sĩ khuyến cáo chỉ nên dùng thuốc trong thời gian ngắn để không xảy ra các tác dụng phụ và tránh lệ thuộc vào thuốc. Một số tác dụng không mong muốn trong quá trình dùng thuốc có thể là thở chậm, buồn nôn và nôn, chóng mặt, thở chậm, buồn ngủ, rối loạn nhịp tim, rối loạn tiêu hóa,...

1.6. Thuốc giảm đau thần kinh trung ương

Trong nhóm thuốc này có Gabapentin cũng thường được ứng dụng trong điều trị đau nhức xương khớp. Công dụng chính của thuốc là giúp giảm nhức mỏi xương khớp do thoái hóa cột sống cổ, đau thần kinh tọa, thoát vị đĩa đệm hay thoái hóa cột sống thắt lưng. Thuốc phát huy hiệu quả trong các trường hợp đau xương khớp mức độ vừa đến nặng. Ngoài ra Gabapentin còn có tác dụng phòng ngừa hội chứng chân không yên, bệnh động kinh và để tăng hiệu quả có thể dùng vớithuốc giảm đaugây nghiện.

2. Những tác dụng phụ có thể xảy ra khi dùng thuốc giảm đau xương khớp

Trên thực tế cảm giác đau cho dù vì bất cứ nguyên nhân gì đều sẽ khiến chúng ta khó chịu và muốn được xoa dịu ngay lập tức. Đặc biệt đau nhức xương khớp bất kể có tính chất gì, từ âm ỉ cho đến dữ dội đều là trải nghiệm không mấy dễ chịu. Do đó nhiều người bệnh đã tìm đến các thuốc giảm đau xương khớp như một biện pháp nhanh chóng, kịp thời để xoa dịu cơn đau. Thậm chí có không ít bệnh nhân đã dùng sai cách và tự ý tăng liều lượng để nhanh có hiệu quả và để lại những tác hại như sau:

  • Tác động lên hệ tiêu hóa: thuốc giảm đau xương khớp đều có chứa một lượng các thành phần gây ức chế hoạt động của lớp nhầy, từ đó gây tổn thương lớp niêm mạc dạ dày dẫn đến các triệu chứng như ợ nóng, buồn nôn, đau loét, táo bón và tiêu chảy. Nghiêm trọng hơn thuốc có thể gây thủng ruột, thủng dạ dày hay xuất huyết tiêu hóa nghiêm trọng nếu dùng kéo dài và sai liều lượng;

  • Ảnh hưởng đến hệ tim mạch: dùng quá nhiều thuốc giảm đau xương khớp có thể làm tăng nguy cơ cao huyết áp, nhồi máu cơ tim, suy tim, đột quỵ, bệnh về tim mạch, thậm chí là tử vong;

  • Ảnh hưởng chức năng gan thận: thuốc giảm đau xương khớp nếu dùng trong thời gian dài có khả năng làm tăng men gan và suy gan, tích nước ở thận, tổn thương thận, thậm chí là suy thận;

  • Tác dụng phụ đối với hệ xương khớp: gây cản trở đến sự phát triển của sụn xương, làm loãng xương nhất là ở các vị trí như cổ xương đùi, cột sống, tê liệt cử động,...;

  • Các tác dụng phụ khác: nhờn thuốc, nghiện thuốc, chán ăn, mệt mỏi, suy nhược cơ thể, đau nhức xương khớp khi ngừng dùng thuốc.

Cần đặc biệt lưu ý các tác dụng phụ có thể xảy ra khi dùng thuốc giảm đau xương khớp

Cần đặc biệt lưu ý các tác dụng phụ có thể xảy ra khi dùng thuốc giảm đau xương khớp

3. Một số lưu ý quan trọng trong việc dùng thuốc giảm đau xương khớp

Dưới đây là 5 nguyên tắc quan trọng bệnh nhân nên ghi nhớ khi dùng thuốc giảm đau xương khớp:

  • Dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, không tự ý đổi thuốc, tăng giảm liều lượng hay tự ngừng thuốc; uống đúng thời điểm và theo đúng liệu trình;

  • Tham khảo tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa trước khi dùng thuốc, nhất là đối với các trường hợp có bệnh nền mạn tính như tiểu đường, tim mạch, huyết áp cao, béo phì,...;

  • Không dùng kết hợp thuốc với bia rượu, thuốc lá, caffein. Tốt nhất là bạn nên bỏ thói quen sử dụng các sản phẩm này để tránh gặp phải nhiều bệnh lý nguy hiểm khác;

  • Trong quá trình dùng thuốc nếu có bất kỳ tác dụng phụ nào xảy ra, hãy thông báo cho bác sĩ để được xử trí và hỗ trợ kịp thời.

4. Chế độ dinh dưỡng tốt cho người bị bệnh xương khớp

Bệnh nhân bị đau khớp do tổn thương lớp sụn hoặc dây chằng, hay bịviêm khớpmạn tính thì nên tránh vận động mạnh. Thay vào đó là hãy nghỉ ngơi nhiều hơn để hạn chế cơn đau. Mỗi ngày người bệnh có thể dành ra khoảng 30 phút để áp dụng các bài tập nhẹ nhàng (yoga, bơi lội, đi bộ),... vận động cơ thể để tránh tình trạng yếu cơ hay căng cứng khớp do duy trì một tư thế quá lâu.

Ngoài ra để hạn chế bệnh viêm khớp phát triển, bệnh nhân nên xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý. Nhất là những người bị béo phì nên giảm bớt trọng lượng cơ thể để không gây áp lực lên các khớp.

Một số dưỡng chất thiết yếu nên được bệnh nhân bổ sung vào chế độ ăn uống bao gồm: vitamin D, canxi, magie, chất xơ, axit béo giúp xương khớp trở nên dẻo dai hơn và kiểm soát tốt cân nặng.

Bên cạnh đó, người bệnh nên bổ sung vào chế độ ăn các hoạt chất khác như Chondroitin và Glucosamine. 2 hoạt chất này đều tham gia tích cực vào quá trình cải thiện hệ thống dây chằng, sụn khớp và tăng tiết dịch khớp. Bạn có thể tìm thấy Chondroitin và Glucosamine trong các loại thịt (thịt bò, thịt gà, thịt cừu), nước xương hầm, các loại hạt (đậu phộng, hạnh nhân), một số loại cá,...

Omega-3 cũng là một dưỡng chất thiết yếu nên có mặt trong thực đơn dinh dưỡng hàng ngày của bệnh nhân. Bởi vì tác dụng của nó là giảm đau nhức dothoát vị đĩa đệm, ngăn ngừa lão hóa, chống viêm và tăng sự dẻo dai cho xương khớp. Bạn nên bổ sung omega-3 từ các loại cá (cá hồi, cá thu, cá ngừ), rau lá xanh đậm, hạt (hạt hướng dương, hạt óc chó, hạt bí,...)

Người bệnh cũng cần vận động hợp lý để cải thiện các triệu chứng đau xương khớp

Người bệnh cũng cần vận động hợp lý để cải thiện các triệu chứng đau xương khớp

Như vậy, qua những thông tin đượcMEDLATECtổng hợp trong bài viết trên đây hy vọng là hữu ích đối với bạn. Nếu bạn đang gặp các vấn đề về xương khớp thì có thể đến khám tại Chuyên khoa Xương khớp của Bệnh viện MEDLATEC để được các bác sĩ của Khoa thăm khám, chẩn đoán và đưa ra những phương án điều trị phù hợp nhất. Hãy liên hệ qua hotline1900 56 56 56củaMEDLATECđể cập nhật những thông tin về dịch vụ và chương trình ưu đãi do Bệnh viện triển khai ngay hôm nay!

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
Baidu
map